UBND XÃ BA TIÊU TỔ CHỨC TOẠ ĐÀM VỀ CÔNG TÁC CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2024
Ảnh: Đồng chí Phạm văn Thu, Chủ tịch UBND xã, chủ trì Tọa đàm
Tại buổi Toạ đàm các đại biểu và khách mời đã nghe UBND xã báo cáo tình hình thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã; các bài báo cáo tham luận của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã, Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ba Tiêu; cũng tại buổi Toạ đàm này các đại biểu dự đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến hay, đồng thời nghe các Hội, đoàn thể xã báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên trong việc thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn xã để cùng tìm cách tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai tại địa phương.
Ảnh: Các đơn vị, ngành, đoàn thể tham gia phát biểu tham luận tại Tọa đàm
Ảnh: Quang cảnh buổi tọa đàm
Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã, sự vào cuộc tích cực của người dân, doanh nghiệp, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, bước đầu hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn xã đã mang lại những kết quả tích cực, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội và mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chuyển đổi số ngày càng được nâng cao. Chuyển đổi số đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể: Tỷ lệ xử lý văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường mạng 1031/1031, tỷ lệ 100%, kết quả triển khai, sử dụng dịch vụ công trực tuyến: Có 161 hồ sơ; mức độ hài lòng trong tiếp nhận, giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp: Đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ: 201/219 hồ sơ, đạt 91,78%; Tỷ lệ số hóa kết quả hồ sơ đạt 98,17% (vượt chỉ tiêu theo quy định). Hồ sơ tiếp nhận trực tuyến tại bộ phận Một cửa là 46/218 hồ sơ, đạt 31,10% tổng hồ sơ tiếp nhận. Trong đó, tỷ lệ hồ sơ phát sinh dịch vụ công trực tuyến một phần của xã rất thấp, chỉ tiếp nhận trực tuyến 16/187 hồ sơ, đạt 8,55%. Tại Bộ phận Một cửa của UBND xã cũng được niêm yết các TTHC thuộc phạm vi giải quyết của UBND xã bằng việc quét mã QR, rất nhanh chóng và thuận tiện cho người dân tra cứu thông tin.
Ảnh: Đồng chí Phạm Văn Inh, Phó Bí thư Đảng ủy, CT. HĐND xã phát biểu chỉ đạo
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022- 2025, tầm nhìn đến năm 2030: Đã cập nhật 436 số định danh cá nhân cho trẻ em đã tiêm chủng. Làm sạch dữ liệu bảo hiểm xã hội: 641/862. Việc chỉ đạo trong công tác chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em thực hiện Đề án 06. Đã làm sạch và chuẩn hóa 630 dữ liệu trẻ em. Việc chỉ đạo thực hiện trong công tác phối hợp cung cấp số CCCD/ĐDĐT cho công dân tham gia BHXH, BHYT cho khoảng 2.272 trường hợp. Việc chỉ đạo thực hiện trong công tác chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu Hội viên Hội nông dân Việt Nam: đã thực hiện 199 trường hợp; Hội người cao tuổi: đã thực hiện 226 trường hợp; Hội cựu chiến binh: đã thực hiện 101 trường hợp; Người có công: đã thực hiện 46 trường hợp và Hội Chữ thập đỏ: đã thực hiện 114 trường hợp. Cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu người lao động: 1.061 trường hợp. Rà soát làm sạch đối tượng thuộc diện An sinh xã hội: Bảo trợ xã hội: 105 đối tượng; Người có công: 22/46; Nghèo, hộ nghèo: 250 (129 đối tượng thuộc diện nghèo, cận nghèo)Số hồ sơ định danh điện tử mức độ 2 được cấp trong tháng: 129 hồ sơ. Đến nay, đã kích hoạt thành công Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho 1210/1573 trường hợp đạt 76,92%.
Ngoài ra, tại các trường học trên địa bàn xã cũng đã triển khai và thực hiện tốt cong tác chuyển đổi số theo ngành: 100% thông tin học sinh được quản lý trên phần mềm Smas và trên hệ thống CSDL; thực hiện thống kê trên cơ sở dữ liệu ngành. Các văn bản chỉ đạo, điều hành được triển khai và phát hành trên nền tảng số hóa; Sử dụng thường xuyên và có hiệu quả Quản lý văn bản điều hành và chữ ký số để gửi, nhận văn bản điện tử ) ioffice, mail. Triển khai công việc được triển khai qua hệ thống mail chuyên môn của giáo viên hoặc zalo nhóm của nhà trường cho các bộ phận cá nhân liên quan; 100% cán bộ, giáo viên tích cực ứng dụng CNTT trong quản lý dạy - học. 100% cán bộ quản lý, giáo viên tham gia chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông trên phần mềm https://taphuan.csdl.edu.vn. Ứng dụng và khai thác có hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác quản lý giáo dục, phần mềm quản lý trực tuyến của ngành. Khai thác hiệu quả cổng thông tin điện tử trong công tác quản lý dạy - học. Triển khai sử dụng phần mềm quản lý nhà trường, sử dụng hồ sơ chuyên môn điện tử trong nhà trường phù hợp với quy định quản lý chuyên môn.
Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0, đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực đời sống, từ hành chính công, kinh tế, giáo dục, y tế cho đến nông nghiệp, không chỉ mang lại hiệu quả quản lý tốt hơn mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân. Đặc biệt, tại địa phương, chuyển đổi số không chỉ là một nhiệm vụ, mà còn là cơ hội giúp rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị, tạo ra những cơ hội mới trong sản xuất kinh doanh, cải thiện dịch vụ công và đời sống xã hội của nhân dân./.
Văn phú